Social Marketing có tên tiếng Việt là tiếp thị qua mạng xã hội, là hình thức quảng cáo thông qua việc thiết lập và chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và phát triển các fanpages để gia tăng sự nhận biết thương hiệu, đạt mục tiêu marketing, gồm các hoạt động như đăng bài, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí, …
Vì sao doanh nghiệp cần hoạt động Social Marketing?
Theo 1 thống kê chỉ ra, số người đăng ký dùng Facebook là hơn 3.3 tỷ người và Youtuber là khoảng 500 triệu. Không chỉ bùng nổ về số lượng mà thời lượng người dùng sử dụng các trang mạng xã hội mỗi ngày cũng rất lớn. Ước chừng trung bình mỗi người Việt dùng khoảng 20 phút mỗi ngày để lướt Facebook, Instagram, xem Youtube,…
Sự bùng nổ của các kênh xã hội cũng như thói quen sử dụng của người dùng đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp phát triển. Nếu hiểu rõ Social Marketing và biết cách tiếp cận, doanh nghiệp sẽ thật dễ dàng để bán được hàng và thu lợi nhuận.
Phân loại Social Media Marketing
Content Marketing
Content Marketing là quá trình phát triển và phân phối nội dung bằng các hình thức như bài đăng, blog, video, hình ảnh, podcast, v.v nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức truyền tải thông điệp bằng âm thanh, hình ảnh sử dụng nguồn tài trợ cộng đồng, hoặc phi cá nhân để quảng bá hoặc bán sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng social media.
Quảng cáo thường được coi là một thông điểm trả tiền mà doanh nghiệp kiểm soát. Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay có thể kể đến như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên website, quảng cáo trên mạng xã hội, v.v.
Người tài trợ mạng xã hội là một loại kết hợp, nơi mà thương hiệu đưa sản phẩm hoặc tiền cho một tài khoản người dùng để quảng cáo và bán hàng. Người tài trợ có thể là một người hoặc một tổ chức cung cấp tiền cho một tài khoản mạng xã hội khác để đổi lại các lợi ích khác.
Influencer Marketing
Sử dụng người ảnh hưởng trong các hoạt động Marketing trên mạng xã hội là một cách làm hiệu quả giúp doanh nghiệp hiện thực các mục tiêu đề ra. Người ảnh hưởng thường sở hữu số lượng người theo dõi, và tương tác rất lớn trên các nền tảng mạng xã hội.
Qua đó, khi doanh nghiệp hợp tác với người ảnh hưởng trong chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội sẽ giúp tiếp cận đến đông đảo công chúng mục tiêu, kích thích hành vi mua của khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong mắt công chúng, v.v.
Dưới đây là một vài ví dụ về influencer Marketing:
- Chia sẻ mã giảm giá, công chúng mục tiêu có cơ hội để nhận những deal hấp dẫn
- Review sản phẩm trên mạng xã hội
- Chia sẻ các bài quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới
- Tạo ra sản phẩm đồng thương hiệu và kết hợp influencer trong các chiến dịch
- Sử dụng người ảnh hưởng để sáng tạo nội dung cho thương hiệu, chẳng hạn qua các video quảng cáo trên TikTok, blog, v.v
Đọc thêm: Marketing Xã Hội – Hình Thức Marketing hiệu quả Và Tiềm Năng
Quản trị mạng xã hội
Quản trị mạng xã hội là một cách tiếp cận tự nhiên, doanh nghiệp nỗ lực tương tác với công chúng, qua đó từng bước gia tăng lượt tích, lượt theo dõi và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa công chúng và thương hiệu.
Truyền thông Marketing trả tiền
Truyền thông trả phí đề cập tới nỗ lực Marketing không tự nhiên trên nền tảng được trả phí. Truyền thông trả phí là một phần quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh online. Do đó, để quảng cáo một sản phẩm đến nhiều đối tượng hơn, cần phải mua không gian quảng cáo trực tuyến. Truyền thông trả phí là một phần trong chiến lược tổng thể của thương hiệu nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập, doanh số bán hàng.
Các loại truyền thông trả phí, bạn có thể tham khảo như:
- Truyền thông mạng xã hội trả phí
- Quảng cáo tìm kiếm
- Quảng cáo banner
- Quảng cáo tự nhiên
Lợi ích của Social Media Marketing
Thực hiện hoạt động Marketing trên mạng xã hội được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng và thực hiện.
- Tăng nhận diện thương hiệu
Theo dự đoán của Statista đến năm 2025 trên thế giới sẽ có khoảng 4.4 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Bởi vậy Marketing trên nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận đến đông đảo công chúng mục tiêu.
- Tạo ra khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ các nội dung giá trị về sản phẩm trên mạng xã hội là một cách để thu hút và tạo khách hàng tiềm năng, qua đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp đính kèm đường dẫn đến website ngoài việc tăng lượng khách hàng tiềm năng còn giúp cải thiện lượt truy cập của trang web.
Các chức năng như share, bình luận, reactions cũng là một cách tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả.
- Duy trì mối quan hệ, tăng trải nghiệm khách hàng.
Thông qua các nội dung hữu ích mà doanh nghiệp chia sẻ, hay các hoạt động tương với công chúng trên mạng xã hội doanh nghiệp có thể từng bước xây dựng mối quan hệ với công chúng. Đồng thời, việc doanh nghiệp phản hồi bình luận và tin nhắn nhanh chóng sẽ giúp công chúng cảm thấy mình được tôn trọng, không có cảm giác phải chờ đợi, qua đó gia tăng trải nghiệm cho công chúng.